Nhân khẩu Costa_Rica

Bài chi tiết: Nhân khẩu Costa Rica

Tính đến năm 2005, Costa Rica có dân số ước tính khoảng 4,43 triệu người. Đa số dân Costa Rica mang ít nhiều dòng máu của người di dân Tây Ban Nha. Có một số không nhỏ có gốc Italia, Đức, Do Thái, và Ba Lan nhưng nhóm đông nhất là "mestizo", hậu duệ thổ dân châu Mỹ pha trộn với người Tây Ban Nha. Nhóm này chiếm 94% dân số. Chỉ có 3% dân có gốc châu Phi, mà tổ tiên là những người lao động da đen từ Jamaica nhập cư hồi thế kỷ XIX. Số còn lại 1% là người Hoa và 1% thổ dân châu Mỹ, khoảng 40.000 người, đông nhất ở tỉnh Guanacaste phía tây bắc.

Ngoài ra Costa Rica cò là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng ngoại kiều. Họ là công dân các nước Hoa Kỳ, Canada, Đức, Hà Lan, Anh Quốc... tập trung đông nhất ở Escazu ở Thung lũng Trung tâm. Còn nhóm người Italia nhập cư sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì lập ra thị trấn Zona Sur San Vito de Coto Brus ở phía nam Puntarenas, gần biên giới với Panamá.[cần dẫn nguồn]

Costa Rica đón nhận một số không nhỏ người tỵ nạn, phần lớn từ ColombiaNicaragua. Theo ước tính thì 10% đến 15% dân số Costa Rica là dân Nicaragua,[7] trốn sang Costa Rica vì lý do kinh tế, tìm việc làm để mai sau hồi hương. Một số khác đến từ Perú. Nhóm này đang trên đà gia tăng đáng kể. Vì vị trí trung gian, Costa Rica cũng là nơi dừng chân của dân tỵ nạn khắp châu Mỹ Latinh lưu vong vì nội chiến và chính thể độc tài như trường hợp ChileArgentina vào những thập niên 1970-1980.

Tôn giáo

Nhà thờ San Antonio de Padua ở quận San Antonio, Escazú, Costa Rica

Tôn giáo tại Costa Rica[8][9]

  Công giáo Roma (70.5%)
  Tin lành (13.8%)
  Vô thần (11.3%)
  Phật giáo (2.1%)
  Khác (2.2%)

Công giáo là tôn giáo của số đông tại Costa Rica. Riêng Giáo hội Công giáo Rôma có đặc quyền với chức danh là tôn giáo chính thức của Costa Rica, một đặc quyền ghi rõ trong Hiến pháp năm 1949, nhưng đồng thời Hiến pháp cũng đảm bảo quyền tự do tôn giáo và nhìn chung thực tế Chính phủ tôn trọng quyền này. Khoảng 76,3% người dân Costa Rica là tín hữu Công giáo.[10] Ngoài Công giáo, những giáo phái Tin Lành chiếm 13,7% đang phát triển mạnh ở Costa Rica cũng như những nước lân cận, các phái Kháng Cách khác chiếm 0,7%.

Vì số người nhập cư nhỏ và gần đây từ Châu Á, Trung Đông, và các nơi khác, các tôn giáo khác cũng đã phát triển, đáng chú ý nhất là Phật giáo (do con số tăng thêm 40.000 người trong cộng đồng người Hoa), và một số lượng nhỏ tín đồ Do Thái giáo, Hồi giáo, và Hindu giáo.

Có một hội đường Do Thái giáo là Shaarei Zion, tọa lạc tại San Jose, gần công viên La Sabana Metropolitan. Nhiều ngôi nhà ở vùng phụ cận phía đông công viên được trang trí hình ngôi sao David và các biểu tượng dễ nhận thấy khác của Do Thái giáo.

Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô phát triển chậm tại Costa Rica trong bốn mươi năm qua và chỉ có một đền thờ tại San Jose, là trung tâm thờ phượng địa phương của cả vùng Costa Rica, Panama, Nicaragua, và Honduras.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức duy nhất là tiếng Tây Ban Nha. Có hai kiểu giọng bản xứ chính tại Costa Rica, tiếng Costa Rica tiêu chuẩn và Nicoyan. Giọng Nicoyan rất giống với giọng chuẩn Nicaragua, một phần bởi sự kiện sáp nhập nước này vào Nicaragua năm 1824. Một kiểu phát âm khác biệt đáng chú ý khác của Costa Rica là âm đầu mềm và âm vị đúp [r] không rung như tại hầu hết các nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha khác.[11].

Những người nhập cư Jamaica ở thế kỷ XIX đã mang tới một thổ ngữ tiếng Anh và đã tiến hóa vào trong thổ ngữ Mekatelyu.

Cưới xin

Vì Cơ đốc giáo La mã là tôn giáo chính thức của đất nước, chỉ những cuộc hôn lễ tiến hành tại nhà thờ được chính phủ công nhận. Bất kỳ người nào muốn tiến hành lễ cưới ngoài nhà thờ Cơ đốc giáo phải thuê một luật sư tiến hành và sau đó đăng ký cuộc hôn lễ dân sự cho họ.